Home Dưỡng Linh Ngày 14 – Luật Về Nô Lệ

Ngày 14 – Luật Về Nô Lệ

by SU Việt Nam
30 đọc

Nếu Mười Điều Răn là một loại luật lập pháp, thì các quy định được trình bày chi tiết từ chương 21 trở đi là một kiểu tiêu chuẩn để áp dụng Mười Điều Răn. Phân đoạn ngày hôm nay giải quyết luật về nô lệ.

Xuất Ai Cập Ký 21:1-11 

1 Đây là những luật lệ con phải truyền cho dân chúng: 2 Khi con mua một người nô lệ Hê-bơ-rơ, người đó sẽ phục vụ sáu năm; đến năm thứ bảy người đó sẽ được tự do ra đi mà không phải trả tiền. 3 Nếu người đó vào ở một mình thì sẽ ra đi một mình; nếu có vợ thì sẽ ra đi với vợ. 4 Nếu người chủ cưới vợ cho, và nếu vợ sinh được con trai hay gái thì người đó sẽ ra đi một mình; vợ và các con thuộc về chủ. 5 Nếu người nô lệ nói: “Tôi thương chủ, vợ và con cái tôi; tôi không muốn ra đi tự do,” 6 thì người chủ sẽ dẫn người đó đến trước mặt Đức Chúa Trời, đem lại gần cửa hay trụ cửa, rồi lấy mũi dùi xỏ tai; người đó sẽ phục vụ người chủ ấy trọn đời. 7 Nếu ai bán con gái mình làm nữ tì thì cô gái đó sẽ không được ra đi như các nam nô lệ. 8 Nếu nàng không làm hài lòng chủ là người đã lấy nàng làm hầu thiếp, thì chủ phải để cho nàng được chuộc ra chứ không có quyền bán nàng cho người ngoại bang. 9 Còn nếu chủ muốn dành nàng cho con trai mình thì phải cư xử với nàng như với con gái mình. 10 Nếu người chủ cưới một người vợ khác thì không được cắt giảm phần thức ăn, quần áo và tình nghĩa vợ chồng với người vợ trước. 11 Nếu người chủ không thực hiện ba điều nầy, nàng được tự do ra đi mà không phải trả tiền lại. 

Suy ngẫm và hiểu

Đức Chúa Trời đã ban Mười Điều Răn cho dân sự và sau đó ban cho họ những quy định để giữ các luật đó. Quy định đầu tiên trong các quy định liên quan đến việc giữ người nô lệ. Trong trường hợp một người Y-sơ-ra-ên đã mua một người cùng chủng tộc làm nô lệ, vào năm thứ bảy, họ phải để cho người nô lệ đó được tự do ra đi. Vào lúc đó, nếu người nô lệ được người chủ mình cưới vợ cho, thì người nô lệ đó phải ra đi một mình – không được mang theo vợ và con. Tuy nhiên, nếu muốn, người nô lệ có thể ở lại với chủ mình và sống cùng với gia đình chủ. Ngoài ra, một nữ nô lệ không thể được tự do ra đi như người nam nô lệ được, người ấy có thể trở thành vợ của chủ mình hoặc kết hôn với con trai của chủ mình. Trong những trường hợp đó, người chủ phải đối xử với người nô lệ của mình là người vợ hoặc con gái và đảm bảo các quyền lợi của người phụ nữ. Nếu người chủ không làm điều này thì người nữ nô lệ có thể tự do ra đi. Theo các tiêu chuẩn của thời đó, những quy định này là dấu mốc của quyền con người (c.1-11).

Ngài ban cho tôi bài học gì?

C.2 Vào năm thứ bảy, một nô lệ người Hê-bơ-rơ trở thành một người tự do sau sáu năm phục vụ chủ mình. Đây là một hệ thống nổi bật của ân điển mà không được thực hiện trước đó trong xã hội cổ đại của vùng Cận Đông. Trong thực tế của chúng ta hiện nay, điều được điều khiển một cách chắc chắn bởi một hệ thống công việc tài chính là trung tâm, làm thế nào những doanh nhân Cơ Đốc áp dụng được hệ thống ân điển giống như thế này đối với nhân viên của họ?

Tham khảo   

21:5-6 Nợ nần là lý do phổ biến nhất khiến người ta trở thành nô lệ. Sử dụng một người nghèo túng làm nô lệ có thể được xem là một hành động nhân đức vì điều đó đảm bảo cho người đó thức ăn, chỗ ở và một chút thu nhập (Sáng Thế Ký 47:23-25). Sự an ninh người chủ tốt đưa ra, có thể dẫn một số nô lệ đến việc lựa chọn ở địa vị đó suốt đời.

21:7-11 Nếu một gia đình nghèo không thể chi trả cho những chi phí của một hôn lễ bình thường, người cha có thể “bán” con gái của mình cho một người giàu có làm “nô lệ” cho người đó, chẳng hạn như vợ lẽ giống như Xinh-ba và Bi-la (Sáng Thế Ký 29:24,29). Là những người vợ xuất thân từ các gia đình nghèo, họ có thể phải đối mặt với sự bóc lột – điều mà những luật này có mục đích phòng ngừa.

Cầu nguyện: Đức Chúa Trời ôi, xin hãy giúp chúng con trở thành một xã hội, nơi các gia đình đa văn hóa và những người lao động nước ngoài không bị phân biệt đối xử.

Đọc Kinh Thánh trong năm: Châm Ngôn 7-9

Bình Luận:

You may also like