Home Dưỡng Linh Ngày 26 – Lợi Ích Của Cái Roi Và Sự Quở Trách

Ngày 26 – Lợi Ích Của Cái Roi Và Sự Quở Trách

by SU Việt Nam
30 đọc

Phân đoạn ngày hôm nay là phần cuối cùng của tập châm ngôn thứ hai của Sa-lô-môn. Nó dạy chúng ta về những lợi ích của sự quở trách, công lý (là nền tảng của luật pháp), và quyền tể trị tối cao của Đức Chúa Trời.

Châm Ngôn 29:15-27 

15 Roi vọt và sự quở trách ban cho sự khôn ngoan, còn đứa con phóng túng làm nhục mẹ nó. 16 Khi kẻ ác tăng thêm thì tội lỗi cũng gia tăng, nhưng người công chính sẽ thấy sự sụp đổ của chúng. 17 Hãy sửa phạt con cái, nó sẽ cho con được an tịnh, và làm cho lòng con vui mừng. 18 Ở đâu không có khải tượng, dân chúng phóng túng, nhưng phước cho người biết tuân giữ luật pháp! 19 Đừng sửa trị đầy tớ bằng lời nói suông, vì dù nó hiểu, cũng không vâng theo. 20 Con có thấy kẻ hấp tấp trong lời nói mình chăng? Một kẻ ngu muội còn có hi vọng hơn hắn. 21 Người nào nuông chiều đầy tớ mình từ thuở nhỏ, cuối cùng nó trở thành đứa cứng đầu. 22 Người hay giận gây ra điều tranh cãi, kẻ nóng tính phạm rất nhiều tội lỗi. 23 Sự kiêu ngạo của một người sẽ hạ người ấy xuống, nhưng ai có tinh thần khiêm nhường sẽ được tôn trọng. 24 Kẻ nào chia phần với tên trộm là ghét linh hồn mình; nó nghe lời nguyền rủa mà không tiết lộ điều gì. 25 Lo sợ loài người là một cạm bẫy, nhưng ai nhờ cậy Đức Giê-hô-va thì được an toàn. 26 Nhiều người tìm kiếm ân huệ của kẻ cai trị, nhưng công lý cho con người đến từ Đức Giê-hô-va. 27 Kẻ bất chính là điều ghê tởm đối với người công chính, nhưng người sống ngay thẳng là điều ghê tởm cho kẻ ác!

Suy ngẫm và hiểu

Cả cái roi và sự quở trách cho người ta một cơ hội để suy nghĩ về chính mình và hướng dẫn mọi người, để họ có thể đi đường lối đúng đắn. Vì vậy, tiếp theo là người ghét cái roi và sự quở trách, một người không có sự khôn ngoan, và một người không suy ngẫm về chính mình. Một người như thế này sẽ dính chặt với những cách sai trái của mình và sống đời sống bất hạnh (c.15-19).

Do người ta không hoàn hảo và yếu đuối, nếu chúng ta dựa vào người khác thay vì dựa vào Đức Chúa Trời, thì chúng ta không thể làm gì được, ngoại trừ việc bị mắc vào một cái bẫy. Nếu một người mong ước sự an ninh thật sự, người đó phải trông cậy nơi chỉ một mình Đức Chúa Trời (c.20-27).

Đức Chúa Trời là Đấng như thế nào?

C.25-26 Đức Chúa Trời cao hơn tất cả mọi thế lực. Vì thế, những người kính sợ hoặc trông cậy những người có quyền lực hơn là trông cậy Đức Chúa Trời, là những người ngu dại, tạo một cái bẫy cho chính mình. Trong khi chúng ta phải tôn trọng thẩm quyền của những nhà cầm quyền, chúng ta cũng phải phát triển sự phân biệt cho phép chúng ta phán xét theo luật của Đức Chúa Trời.

Ngài ban cho tôi bài học gì?

C.16, 27 Một xã hội lành mạnh là một xã hội, nơi kẻ ác được báo trả một cách công bằng vì tội lỗi của chúng, bất chấp vị trí hay vị thế của chúng trong xã hội. Vậy nên, là Cơ Đốc nhân, chúng ta phải cầu nguyện và hành động theo như vị trí mà chúng ta được đưa đến, để tạo dựng kiểu xã hội như thế này.

Tham khảo

29:24 Những người bạn của những kẻ phạm tội không thể tránh được việc dính líu vào tội ác của chúng. Sự nguyền rủa một người như vậy nghe thấy, là sự kêu gọi làm chứng trong việc kiện tụng tội phạm (xem Lê-vi ký 5:1). Nhưng hắn ta không dám làm chứng chống lại những người bạn phạm tội của mình, và vì thế hắn ta mang lại sức mạnh của sự rủa sả trên chính đầu mình.

29:25-26 Một người hành động trước tiên là bởi sự sợ hãi của con người, chỉ ra rằng anh ta không tin cậy Chúa giữ gìn và bảo vệ anh ta (c.25). Tương tự, một người chỉ tìm kiếm vị vua vì công lý (c.26) bày tỏ một sự thiếu đức tin rằng chính cuối cùng Đức Chúa Trời mang nó đến(so sánh với 24:21a, nơi trật tự phản ánh sự ưu tiên).

Cầu nguyện: Xin hãy giúp con tin cậy nơi Ngài nhiều hơn nơi bất kỳ người có quyền lực nào khác trong thế giới này, và trông đợi Ngày của Chúa.

Đọc Kinh Thánh trong năm: Thi Thiên 98-100

Bình Luận:

You may also like