Home Dưỡng Linh Ngày 17 – Hãy Để Con Yên

Ngày 17 – Hãy Để Con Yên

by Ban Biên Tập
30 đọc

Gióp 7:1-21

1 “Đời người trên dương thế chẳng phải là nghĩa vụ lao dịch sao? Chuỗi ngày tháng của họ có khác gì ngày tháng của người làm thuê không? 2 Như người nô lệ ước ao bóng mát, như người làm thuê trông đợi tiền lương. 3 Tôi phải nhận những tháng ngày vô vọng, và những đêm lao khổ định cho mình. 4 Khi nằm xuống, tôi tự hỏi: ‘Bao giờ tôi thức dậy? Nhưng suốt đêm trường, tôi trằn trọc cho đến rạng đông. 5 Thịt tôi bao bọc bởi dòi và bùn đất, da tôi nứt nẻ, máu mủ chảy ra! 6 Các ngày tôi qua nhanh hơn thoi đưa, và kết liễu trong vô vọng. 7 Chúa ơi, xin nhớ rằng đời con chỉ là hơi thở! Mắt con sẽ không còn nhìn thấy điều phước hạnh nữa. 8 Mắt đã thấy con nay không thấy con nữa, mắt Chúa tìm kiếm con, con sẽ không còn. 9 Như mây tan và biến mất, người xuống âm phủ không còn trở lên được nữa. 10 Họ không trở về nhà mình nữa, nơi họ ở chẳng còn ai biết đến. 11 Bởi thế, con sẽ không ngậm miệng; trong cơn sầu não của tâm linh, con sẽ nói ra; trong nỗi cay đắng của linh hồn, con sẽ than trách. 12 Con đâu phải là biển cả hay quái vật trong biển, mà Ngài phải đặt người canh gác? 13 Khi con nói: ‘Giường con sẽ an ủi con, nơi con nằm sẽ làm vơi nỗi phiền ưu,’ 14 Thì Chúa dùng chiêm bao làm con hoảng sợ, lấy dị tượng khiến con khiếp kinh. 15 Đến nỗi con muốn thà bị nghẹt thở và chết, còn hơn là sống trong xương cốt nầy. 16 Con chẳng còn muốn sống. Con đâu có sống hoài.Xin Chúa để mặc con, vì ngày tháng của con chỉ là hơi thở. 17 Loài người là gì mà Chúa kể là cao trọng? Có là gì đâu mà Chúa phải quan tâm, 18 Phải viếng thăm mỗi buổi sáng, và thử thách mỗi lúc mỗi khi? 19 Bao giờ Ngài mới ngoảnh mặt đi, để con đủ thì giờ nuốt trôi nước miếng? 20Lạy Đấng gìn giữ loài người! Nếu con phạm tội thì con đã làm gì chống Chúa, mà Chúa để con làm bia đỡ đạn, và trở thành gánh nặng cho Ngài? 21 Tại sao Chúa không tha tội cho con, bỏ qua mọi gian ác của con? Vì chẳng bao lâu nữa con sẽ nằm trong cát bụi; Chúa sẽ tìm kiếm con nhưng con không còn nữa.

Suy ngẫm và hiểu

Gióp đã oán trách Đức Chúa Trời về hoàn cảnh của mình, và cầu xin Chúa nhớ đến ông toàn thân bị bệnh và không thể ngủ được vì đau đớn (c.1-10). Mặc dù Gióp không biết lý do khiến ông phải trải qua thử thách và sự đau đớn này, nhưng ông biết rằng tai họa này đến từ Đức Chúa Trời (2:10). Đối với Chúa, Đấng ban cho ông nỗi đau này, Gióp đã bày tỏ sự khốn khổ của mình và tuyên bố sự nhẫn tâm của Đức Chúa Trời, và cầu xin Chúa để ông yên. Nếu Đức Chúa Trời đang làm điều này vì tội lỗi của ông, thì Gióp cầu xin sự tha thứ (c.11-21). 

Ngài ban cho tôi bài học gì?

C.8, 12, 14, 17-21 Đối với Gióp, Đức Chúa Trời đã khiến cho ông khốn khổ một cách tàn nhẫn. Ông đã gọi Chúa là “mắt”, “người canh gác”, Đấng không ngoảnh đi chỗ khác một chốc lát (c.8, 20) và đã đổ lỗi nỗi đau của mình cho sự tấn công của Đức Chúa Trời. Gióp đã khẳng định rằng Chúa đang đánh giá quá cao ông, chỉ là một sinh vật sẽ biến mất khỏi trái đất và ngay cả khi nếu ông có phạm tội, thì tội lỗi của ông cũng không ảnh hưởng lớn cho Đức Chúa Trời quyền năng như thế. Vì vậy, Gióp cầu xin Chúa tha thứ cho mình. Lời lẽ của Gióp khá là hung hăng, nhưng chúng ta nên thành thật thừa nhận tấm lòng của chúng ta và những cảm nghĩ về Đức Chúa Trời của ông vào lúc khốn khổ. Chúa không chỉ là chủ đề cảm tạ của chúng ta, mà còn là chủ đề của những lời xưng tội của chúng ta nữa, Đấng sẽ hiện ra cho chúng ta theo nhiều cách và nhiều thời điểm khác nhau.

Tham khảo   

7:16 Con ghê tởm cuộc sống của con. Gióp lại tuyên bố chẳng còn muốn sống nữa bằng chính động từ trong 9:21. Khi Gióp hoàn toàn phải đối mặt với điều bí ẩn về Đức Chúa Trời, ông sẽ từ chối lời nói của mình bằng cách sử dụng cùng một động từ (“Con ghê tởm chính mình”, 42:6). Động từ được lặp đi lặp lại qua những câu tương phản thái độ thay đổi của Gióp khi ông đi đến chỗ nhận ra rằng ông đã từ bỏ sự hiểu biết về đời sống và hoàn cảnh riêng của chính mình có nghĩa gì bằng một cách giả định hơn là ông có thể nhìn thấy hoặc nhận biết.

7:17-18 Các dòng mở đầu của c.17 (loài người là gì mà Chúa kể là cao trọng). Ý nghĩ này lại được lặp lại trong Thi Thiên 8:8 (“loài người là gì mà Chúa nhớ đến”). Tuy nhiên, ở chỗ Thi Thiên 8 làm kinh ngạc về việc loài người đã được Đức Chúa Trời đội cho sự vinh hiển như thế nào, Gióp rên la điều mà ông miêu tả như là gánh nặng phiền toái của sự hiện diện dõi theo của Đức Chúa Trời nghiền nát ông như một tạo vật hay chết (Gióp 7:20).

Cầu nguyện: Đức Chúa Trời ôi! Xin hãy giúp chúng con có thể xưng ra với Ngài nỗi đau của chúng con, Đấng ở cùng dân Ngài trong cơn cơn khốn khó. 

Đọc KinhThánh trong năm: Châm ngôn 16-18

Được sự cho phép của Liên đoàn đọc Kinh thánh SU Việt Nam

Bình Luận:

You may also like