Home Quốc Tế Những Nô Lệ Thực Sự Của Ngành Thời Trang Là Ai?

Những Nô Lệ Thực Sự Của Ngành Thời Trang Là Ai?

by Ban Biên Tập
30 đọc

Tổ chức vận động toàn cầu Stop the Traffik đang thúc giục người tiêu dùng quan tâm hơn đến việc nguồn nguyên liệu quần áo của họ đến từ đâu và kêu gọi góp phần giúp đỡ để kết thúc vấn nạn nô lệ trong ngành công nghiệp thời trang.

Một thực tế cần phải biết đó là có khoảng 200.000 phụ nữ trẻ và trẻ em đang bị buôn bán, vận chuyển trái phép để phục vụ cho ngành công nghiệp bông vải tại khu vực Tamil Nadu của Ấn Độ”, chia sẻ trích từ website chính thức của tổ chức Stop the Traffik.

“Công nhân nữ, phần lớn độ tuổi từ 14-23, đang được tuyển dụng với những lời hứa hẹn đầy giả dối về một công việc tốt có chế độ lương bổng thanh toán một lần… Một khi đã được tuyển dụng, những nhân công này thường bị mắc bẫy của một yếu tố nào đó và mặc kẹt với nó suốt 5 năm dài.”

nô lệ thời trang

Theo như tổ chức Stop the Traffik, những nhân công này bị ép phải sống và làm việc trong các điều kiện làm việc tồi tệ để cung cấp đủ bông vải cho việc may mặc tại các cửa hiệu tại Vương Quốc Anh cũng như trên thế giới. Mức lương nhận được của họ lại vô cùng thấp. “Loại vải bông này gần như có thể được tìm thấy tại phần lớn những cửa hiệu và nhãn hiệu được ưa thích.”

Sự thiếu minh bạch trong dây chuyền cung cấp nguyên liệu có thể được lần theo và tìm hiểu về việc nguồn vải bông này đến từ đâu cốt để mà điều chỉnh điều kiện sống cũng như làm việc của những nhân công này.

“Với tư cách là người tiêu dùng, chúng ta có tiếng nói đầy sức nặng. Chúng ta có thể sử dụng tiếng nói này để thúc giục các công ty thay đổi thái độ của họ. Để một ngày chúng ta có thể được nghe từ họ rằng những thứ quần áo này đều không liên quan đến vấn nạn buôn bán vận chuyển hay nô lệ nhân công”, CEO Ruth Dearnley của Stop the Traffik cho biết.

“Chúng tôi muốn thúc đẩy sự nhận thức của người tiêu dùng và thay đội cuộc sống của những con người đang phải làm việc tại các nhà máy ở Ấn Độ.”

nô lệ thời trang

Một phần của chiến dịch này là thúc giục mọi người kiến nghị với những cửa hàng ưa thích của mình hay các hãng quần áo nổi tiếng phải nhận ra rằng người dùng của họ cũng quan tâm đến điều kiện sống của những người làm ra nguyên liệu phục vụ cho nhu cầu may mặc của họ.

Một tổ chức khác mang tên Fashion Revolution (Tạm dịch “Cách mạng thời trang”) cũng đang kêu gọi kết thúc vấn nạn nô lệ liên quan đến ngành công nghiệp may mặc. Trong một chiến dịch được tổ chức vào ngày 24/4 vừa qua, tổ chức này đã kêu gọi người dùng mặc quần áo với những biểu ngữ kêu gọi của mình trong một ngày và chia sẻ về chúng trên các phương tiện truyền thông xã hội.

“Cùng nhau, chúng ta có thể sử dụng sức mạnh của thời trang để làm xúc tác cho những thay đổi và nối lại những cầu nối gãy đổ trong dây chuyền cung cấp.”

“Hãy mặc quần áo ngược từ trong ra ngoài để cùng chung tay bắt đầu sự thay đổi của nền công nghiệp may mặc, tiến đến một tương lai bền vững hơn”, khẩu hiệu và nội dung chiến dịch mà tổ chức này kêu gọi người dùng tham gia hưởng ứng.

Hàng ngàn người tại Vương Quốc Anh đã tham gia vào chiến dịch này, đem cả lên các mạng xã hội như Twitter, Facebook và Instagram để chất vấn những nhà sản xuất về xuất sứ của những sản phẩm quần áo mà họ đang dùng. Họ cùng nhau kêu gọi để có được sự công bằng và điều kiện làm việc đàng hoàng cho những công nhân đang làm việc tại các nhà máy trên toàn thế giới.

Hoàn toàn đúng khi nói chúng ta yêu thời trang và không có gì là sai trái với điều đó cả. Nhưng điều sai ở đây là sự lạm dụng sức lao động nhắm vào những người phụ nữ dễ tổn thương. Cùng nhau, hãy làm cho ngành thời trang trở nên ‘trong sạch’ hơn.”

Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về chiến dịch cũng như tổ chức Stop the Traffik tại website: www.stopthetraffik.org/campaign/fashion
Ngoài ra, Stop the Traffik còn có những hoạt động nhân đạo khác như góp phần đấu tranh cho đời sống của rất nhiều trẻ em Châu Phi… 

BBT
Nguồn ChristianToday

Bài vở cộng tác và góp ý xin gởi về tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like