Home Dưỡng Linh Ngày 26 – Tình Yêu Thương Là Luật Lớn Nhất

Ngày 26 – Tình Yêu Thương Là Luật Lớn Nhất

by Ban Biên Tập
30 đọc

Ma-thi-ơ 22:34-46

34 Khi nghe nói Đức Chúa Jêsus đã khiến cho nhóm Sa-đu-sê phải im miệng thì những người Pha-ri-si họp nhau lại. 35 Một luật gia trong nhóm họ nêu câu hỏi để thử Ngài: 36 “Thưa Thầy, trong luật pháp, điều răn nào quan trọng nhất?” 37 Đức Chúa Jêsus đáp: “‘Ngươi phải hết lòng, hết linh hồn, hết tâm trí mà kính mến Chúa là Đức Chúa Trời ngươi.’ 38  Ấy là điều răn thứ nhất và quan trọng hơn hết. 39 Còn điều răn thứ hai cũng giống như vậy: ‘Ngươi phải yêu  người lân cận như chính mình.’ 40 Tất cả luật pháp và lời tiên tri đều tùy thuộc vào hai điều nầy.”

41 Trong lúc những người Pha-ri-si tụ họp lại, thì Đức Chúa Jêsus hỏi họ rằng: 42 “Các ngươi nghĩ thế nào về Đấng Christ? Ngài là Con ai?” Họ đáp: “Con vua Đa-vít.”

43 Ngài hỏi: “Như vậy, làm thế nào vua Đa-vít lúc được Thánh Linh cảm thúc lại gọi Ngài là Chúa và nói rằng: 44

‘Chúa phán với Chúa tôi: Hãy ngồi bên phải Ta, cho đến khi Ta đặt kẻ thù nghịch Con dưới chân Con’?45 Nếu vua Đa-vít gọi Ngài là ‘Chúa’ thì làm sao Ngài là con vua ấy được?” 46 Không ai có thể đáp được một lời, và cũng từ ngày ấy, không ai dám hỏi Ngài điều gì nữa.

Suy ngẫm và hiểu

Khi thử Đức Chúa Jêsus, hỏi Ngài điều gì là quan trọng nhất trong Luật pháp. Đức Chúa Jêsus đáp rằng điều răn quan trọng nhất là yêu kính Đức Chúa Trời và yêu người lân cận của mình (c.34-40).

Sau điều này, Đức Chúa Jêsus hỏi những người Pha-ri-si Đấng Christ là con của ai. Họ trả lời một cách tự tin rằng Đấng Christ là con vua Đa-vít. Đức Chúa Jêsus trích dẫn Thi thiên do Đa-vít viết chỗ vua Đa-vít gọi Đấng Christ là Chúa. Đức Chúa Jêsus hỏi lại họ làm thế nào Đấng Christ là con vua Đa-vít được, khi mà ông gọi Ngài là Chúa? Dầu vậy, thậm chí những người Pha-ri-si, những người kiêu ngạo về sự hiểu biết của mình về Luật Pháp, cũng không thể trả lời được với Đức Chúa Jêsus (c.41-46).

Đức Chúa Jêsus là Đấng như thế nào?

C.37-40 Đức Chúa Jêsus dạy rằng “sự kính mến Đức Chúa Trời” của một người là yêu kính Ngài hết lòng, hết linh hồn, và hết tâm trí. Nó cũng giống với “tình yêu thương cho những người lân cận”. Điều này có nghĩa là sự kính mến Đức Chúa Trời và tình yêu thương cho những người lân cận quan trọng như nhau và là những điều răn lớn. Điều này cũng có nghĩa là chúng hỗ trợ cho nhau. Sự kính mến Đức Chúa Trời của chúng ta, Đấng chúng ta không nhìn thấy được, có thể được chứng minh bằng tình yêu thươg đối với những người lân cận, những người chúng ta có thể nhìn thấy. Nó không phải là tình yêu thương, nếu chúng ta nói rằng chúng tin và kính mến Đức Chúa Trời, nhưng lại chỉ đối xử với anh em chúng ta, những người không có quần áo và thức ăn, mà chỉ bằng lời nói. Đức tin đó thực sự đã chết (Gia-cơ 2:15-17; 1 Giăng 3:17). Chúng ta bày tỏ (thể hiện) sự kính mến Đức Chúa Trời của chúng ta như thế nào? Chúng ta hãy dâng sự kính mến Đức Chúa Trời một cách thật lòng cho gia đình, cộng đồng, và những người lân cận của chúng ta.

Tham khảo

22:35 Một luật gia là một chuyên gia về luật; điều này là một cách diễn đạt khác cho từ “thầy thông giáo của những người Pha-ri-si.” 22:36 điều răn lớn. Các thầy dạy luật tham gia một cuộc tranh cãi kéo dài để xác định những điều răn nào “nhẹ” và những điều nào “quan trọng” (so sánh 23:23). Luật Pháp ở đây đề cập đến toàn bộ Cựu Ước.

22:37-38 hãy kính mến Chúa là Đức Chúa Trời ngươi…tấm lòng…linh…trí khôn. Mạng lệnh này từ Phục truyền Luật lệ ký 6:5, được lặp lại hai lần mỗi ngày bởi những người Do Thái trung tín, bao gồm cả ý tưởng hoàn toàn tận hiến cho Đức Chúa Trời và bao gồm cả nghĩa vụ vâng giữ sự nghỉ ngơi theo mạng lệnh của Đức Chúa Trời (so sánh Ma-thi-ơ 5:16-20).

Cầu nguyện: Xin hãy giúp chúng con bày tỏ lòng kính mến của chúng con đối với Ngài, bằng cách cặp theo sự tuyên xưng của chúng con với hành động thực tiễn cho những người khác.

Đọc Kinh Thánh Trong Năm: 2 Sa-mu-ên 7 – 9

 

Bình Luận:

You may also like