Home Quốc Tế Cơ Đốc Nhân Pakistan – Tìm Kiếm Mảnh Đất Mới

Cơ Đốc Nhân Pakistan – Tìm Kiếm Mảnh Đất Mới

by Ban Biên Tập
30 đọc

Mọi thứ bắt đầu vào khoảng năm 1947 khi Cơ đốc nhân quyết định đi đến và chọn Pakistan để định cư. Một cách vô cùng tự hào, họ đã gọi chính mình là người Pakistan.

Kể từ đó, trong suốt quá trình hình thành của đất nước, Cơ đốc nhân Pakistan luôn đóng góp sức mình trong mọi khía cạnh của cuộc sống, từ giáo dục cho đến y tết, sức khỏe, kể cả quân đội. Họ luôn là những người gây được ấn tượng mạnh và nổi tiếng trong tất cả các lĩnh vực mà họ làm việc.

Sự chăm chỉ của Cơ đốc nhân Pakistan luôn được công nhận rộng rãi thông qua những cống hiến và sự trung thực của họ. Nhiều người phải công nhận rằng Cơ đốc nhân là những người có nhiều cống hiến và chăm chỉ hơn người Hồi giáo.

Các điều kiện chưa bao giờ được xem là dễ dàng đối với Cơ đốc nhân khi sinh sống tại Pakistan khi mà họ phải đối mặt với các vấn đề xã hội như phân biệt đối xử, căm ghét, lăng mạ từ mức độ nhỏ cho đến những vụ việc có mức độ lớn, nghiêm trọng.

cơ đốc nhân pakistan
Một gia đình Cơ đốc nhân ngồi nghỉ ngơi giữa đống đổ nát của căn nhà sau một đợt tấn công tại Gojra, Pakistan vào ngày 7/8/2009.

Bên cạnh những khó khăn đó, một vấn đề khổng lồ khác bắt đầu hiện hữu trước mắt Cơ đốc nhân Pakistan khi đạo luật Báng bổ xuất hiện. Tại Pakistan, rất dễ dàng để buộc tội Cơ đốc nhân với tội danh sử dụng từ ngữ báng bổ nhắm vào kinh Quran hay nhà tiên tri Mohammad của người Hồi Giáo.

Đối với những người bị cáo buộc tội danh này, cuộc sống của họ coi như đã kết thúc. Vẫn còn đâu đó những người tiếp tục với cuộc chiến của mình. Lấy ví dụ, Asia bibi, một Cơ đốc nhân bị buộc tội vi phạm đạo luật Báng bổ vào năm 2009 và hiện vẫn đang bị giam trong tù, bà vẫn chờ đợi kết quả kháng cáo chống lại bản án tử hình dành cho mình.

Mặc dù phải đối mặt với rất nhiều đe dọa và rắc rối, Cơ đốc nhân vẫn sinh sống và phục vụ đất nước một cách trung thành. Tuy nhiên, một vài trong số đó không thể tiếp tục chiến đấu để giữ vững niềm tin của mình khi phải sinh sống tại một đất nước mà người Hồi giáo chiếm đa số. Những cơ đốc nhân này đã bắt đầu suy nghĩ đến một con đường mới dành cho mình – rời khỏi mảnh đất mẹ đẻ và tìm đến một đất nước khác để sống một đời sống của một người mang trên mình sự tự do.

Có rất nhiều câu chuyện đau lòng về những người quyết định rời bỏ Pakistan và tìm đến mảnh đất mới. Trong số đó có không ít những người vô cùng giàu có, họ thậm chí riêng cho mình một sự nghiệp sáng lạn trên mảnh đất quê hương nhưng cũng đã rời bỏ đất nước. Thêm vào đó, phải nghiêm trọng như thế nào để một người quyết định rời bỏ quê hương của mình và sinh sống tại một đất nước hoàn toàn xa lạ khi mà họ phải đối mặt với hàng loạt vấn đề tương tự như tại Pakistan nhưng ở một môi trường khác??!

Một nam Cơ đốc nhân trẻ tuổi từng sinh sống tại Bahawalpur, Punjab giấu tên hiện đang sinh sống tại Vương Quốc Anh.

Với điều kiện giấu tên, anh đã chia sẻ lí do vì sao anh rời bỏ Pakistan: “Tôi làm một công việc kinh doanh liên quan đến nhiếp ảnh và kiếm được khá nhiều tiền, có một gia đình của riêng mình, nhưng sau đó điều gì đó không ổn đã xảy ra và tôi dần nhận thấy sự sụt giảm trong kinh doanh một cách đột nhiên”.

Một người bạn cũ của anh làm việc tại đồn cảnh sát cho biết rằng có vài người sống xung quanh không thích anh và vô cùng ghen tị với mọi thứ mà anh có được, một gia đình làm ăn tốt, và cả anh cũng có một công việc kinh doanh có tiếng.

“Một lần, tôi bị tấn công bởi vài người đàn ông có vũ trang. Những vết thâm tím in hằn trên cơ thể. Sau vài ngày, anh trai của tôi cũng bị tấn công một cách nghiêm trọng”.

Anh còn miêu tả lại khung cảnh khi nhiều gã đàn ông vũ trang đầy mình bao vây nhà anh trong khi cả gia đình vẫn còn ở bên trong. Sau đó, gia đình anh đã phải chuyển đi sinh sống tại một nơi khác. Thậm chí, họ phải đối mặt với nhiều rắc rối hơn nữa và cuối cùng họ đã quyết định rời bỏ Pakistan.

Đây chỉ là một ví dụ nhỏ trong rất nhiều trường hợp quyết định rời bỏ quê hương tìm kiếm mảnh đất mới để sinh sống một cách tự do. Nhưng cuộc sống tại quốc gia mà họ đến cũng không hề dễ dàng. Những vấn đề rắc rối dường như luôn là bạn đồng hành với họ.

Những quốc gia khác mà Cơ đốc nhân Pakistan lựa chọn để sinh sống có thể kể đến như Pakistan và Sri Lanka, bên cạnh đó còn có các quốc gia Châu Âu và thậm chí là Hoa Kỳ tuy nhiên để được sống tại đây, họ phải chi trả rất nhiều tiền cũng như điều kiện xét nhận visa là vô cùng khó khăn.

Sự lựa chọn còn lại của họ là quá ít ỏi, chỉ những quốc gia có điều kiện xin visa dễ dàng hơn nằm trên danh sách. Hiện có hơn 600 người Pakistan chọn tị nạn tại Sri Lanka. Họ đều là những con người phải ra đi do phải chịu đựng bắt bớ vì đức tin của mình.

Những người đến Sri Lanka và Thái Lan cũng chưa thể làm việc cho đến khi học có được visa làm việc. Hệ quả là họ phải sống dựa vào khoản tiền ít ỏi sau khi bán hết tất cả những tài sản nghèo nàn mình có được ở Pakistan hoặc các khoản trợ cấp từ các hội thánh địa phương và anh em Cơ đốc nhân tại những đất nước họ đang tị nạn.

Junaid Saqib, một Cơ đốc nhân hiện đang tị nạn tại Thái Lan sau khi quyết định rời bỏ quê hương của mình – Peshawar, Pakistan. Anh chia sẻ về cuộc sống khó khăn của mình cũng như những người có hoàn cảnh giống anh. Mọi người phải đến các nhà thờ để nhận những gói thực phẩm hỗ trợ ít ỏi, trong khi có rất nhiều người như thế. Anh còn chia sẻ về những vấn đề gặp phải cũng như những tranh chiến mà mọi người phải trải qua. Tất cả những người ở đây đều chạy trốn khỏi Pakistan trong sự sợ hãi và phải đối mặt với vô vàn thách thức đặt ra sau đó.

“Cơ đốc nhân đến từ Pakistan không biết họ sẽ phải làm gì ở đây, họ không có công việc hay có đủ nguồn tài trợ để chu cấp cho những nhu cầu của mình. Phần lớn trong số họ rất nghèo và phải rời bỏ Pakistan vì muốn cứu mạng mình”, Junaid cho biết.

Anh còn chia sẻ về sự thiếu thốn về y tế dành cho những người bệnh, ốm yếu cũng như khó khăn dành cho phụ nữ mang thai, họ không có sự chăm sóc y tế riêng biệt. Ngoài ra, Junaid còn nhấn mạnh quan điểm của mình về sự giúp đỡ của tổ chức Liên Hiệp Quốc: “Liên Hiệp Quốc chỉ giúp đỡ những người sở hữu thư tị nạn. Trong khi đó, những người rời bỏ đất nước trong tình trạng khẩn cấp nhằm trốn tránh nỗi sự hãi, họ không có những lá thư tị nạn trong tay. Liên Hiệp Quốc sẽ giúp gì cho họ?”

Những ngôi làng Cơ đốc bị đốt cháy, những cuộc tấn công, những sự mạo phạm nhắm vào các nhà thờ, Kinh Thánh luôn diễn ra suốt nhiều năm trời tại Pakistan. Điều kiện sinh sống tại quê hương đang đẩy Cơ đốc nhân Pakistan đến bờ vực, nơi mà họ phải quyết định rời bỏ quê hương mình, điều mà họ chưa từng nghĩ đến họ sẽ phải làm.

Đối với những Cơ đốc nhân Pakistan hiện đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, cho dù họ vẫn còn sinh sống tại Pakistan hay đã lựa chọn một mảnh đất mới để sinh sống, họ đều là những con người yêu nước giống như bất kỳ người Hồi giáo nào. Lịch sử đã chứng minh điều đó rất nhiều lần, sự biểu hiện của tình yêu trong họ cũng như lòng yêu nước dành cho Pakistan vẫn luôn vững bền.

Nguồn ChristianToday
Bài vở cộng tác và góp ý xin gởi về tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like