Home Quốc Tế Đem Bình An Đến Cho Đất Nước Có 45.000 Người Thiệt Mạng Hàng Tháng

Đem Bình An Đến Cho Đất Nước Có 45.000 Người Thiệt Mạng Hàng Tháng

by Ban Biên Tập
30 đọc

Vậy trong một cuộc xung đột kéo dài hơn hơn một thập kỷ, điều gì sẽ đem lại bình an cho đất nước này?

Trong khi cả quốc gia này vẫn đang cố gắng tìm ra cách để giải quyết vấn đề ở mức độ toàn cục và trên phương diện rộng thì một phần của câu trả lời nằm ngay trong công việc của Marcel Serubungo, một mục sư người Congo, ông cũng đồng thời là người điều hành của tổ chức nhân đạo Cơ Đốc mang tên World Relief (tạm dịch “Tổ Chức Cứu Trợ Thế Giới”). Serubungo bắt đầu bước đi với công việc phát triển cộng đồng của mình khi ông tổ chức các hoạt động cứu trợ sau một vụ phun trào núi lửa xảy ra vào năm 2001.

bình an cho congo
Các mục sư thuộc nhiều nơi khác nhau cùng cầu nguyện cho các nan đề

Mục sư Marcel Serubungo đến từ Goma, một thành phố với nằm tại biên giới phía đông của Cộng Hòa Dân Chủ Congo với dân số khoảng một triệu người, chỉ nằm cách nước láng giềng Rwanda vài dặm. Sau cuộc diệt chủng cướp đi 400.000 mạng sống diễn ra tại đất nước láng giềng này vào năm 1994, rất nhiều trong số những kẻ phải chịu trách nhiệm cho cuộc diệt chủng này bắt đầu tràn sang Congo, trong đó có khu vực Goma nơi ông từng sinh sống. Chúng đã giết rất nhiều người tại Congo, làm trầm trọng thêm những vấn đề vốn đã gây nhức nhối trong khu vực từ lâu như tranh chấp đất đai và đấu tranh dân tộc.

“Tại mức độ gốc rễ, chúng tôi có vấn đề với các bộ lạc. Các bộ lạc không ngừng gây chiến với nhau. Cho nên, giống như các bạn biết đấy, tại Congo chúng tôi có đến hơn 450 bộ lạc và một vài trong số đó đánh nhau vì tranh chấp đất đai và quyền sở hữu nhiều thứ khác, và mọi việc cứ như thế diễn ra.”

“Cũng tại góc độ này, người dân thực sự chịu rất nhiều khó khăn bởi vì nhiều ngôi làng bị tấn công bởi những ngôi làng khác và những cuộc xung đột vẫn luôn luôn in hằn trong những trái tim đó cho đến tận bây giờ” – Mục sư Marcel Serubungo cho biết.

“Tại Goma, chúng tôi có 14 bộ lạc. Tại đó có những người mà họ sẽ không vui lòng gì chào đón những người đến từ một bộ lạc khác”.

Để đối đầu với những xung đột nội bộ này, tổ chức World Relief thành lập các ủy ban an ninh giữa vòng các bộ lạc với tên gọi Village Peace Committees (VPC), dựa theo một chương trình tạo lập hòa bình. Ủy ban này được thành lập vào năm 2010 và các mục sư tại khu vực Kivu lúc bấy giờ được mời tham dự vào chương trình này. (Kivu là một khu vực rộng lớn bao quanh Hồ Kivu, Cộng Hòa Congo).

“Ban đầu rất khó khăn vì họ chẳng muốn làm việc cùng nhau. Nhưng chúng tôi đã ngồi xuống cùng họ trong 3 ngày để thảo luận về tình yêu, lòng vị tha và sự hòa giải. Cuối cùng, các mục sư cũng sẵn lòng cho sự thứ tha và mọi thứ bắt đầu chỉ đơn giản bằng cách đến gần nhau hơn”.

Thêm vào đó, trong chương trình huấn luyện, các mục sư này bắt đầu giảng dạy tại các buổi hội họp của nhau.

“Họ trở nên giống như một tia sáng. Tia sáng đó sáng lên trong cộng đồng, chính vì thế mà bây giờ các bộ lạc này giống như bạn bè của nhau, họ đang làm việc đó rất tốt.”

Các chương trình của VPC hiện nay đã được đem đến cho 620 hội thánh với các kế hoạch đang được tiến hành nhằm tăng tầm ảnh hưởng của nó tại Congo cũng như với toàn thể 450 bộ lạc tại quốc gia này.

“Mục tiêu của chúng tôi là thành lập được 1.000 ủy ban như thế trong 5 tỉnh thuộc miền đông Congo. Nó có nghĩa rằng 10.000 người sẽ được huấn luyện để phục vụ tại các ủy ban nhằm giải quyết xung đột.”

Với số lượng lên đến 96% dân số Congo được ghi nhận là Cơ đốc giáo, phần lớn công việc của các ủy ban VPC này được thực hiện giữa vòng các hội thánh, các nhà thờ. Tuy nhiên Mục sư Marcel Serubungo cho biết rằng ông cũng thực hiện huấn luyện cả cho những người Hồi giáo và các cá nhân vẫn còn tin theo tín ngưỡng bản địa của họ.

“Chúa thật tuyệt vời, Chúa là một người Cha tốt lành.”

“Chúng tôi – toàn thể nhân dân Congo, đã phải gánh chịu quá nhiều. Hy vọng của chúng tôi nằm ở sự cầu nguyện của các bạn – những người anh em từ các hội thánh Chúa trên toàn cầu. Hãy cầu nguyện cho chúng tôi rằng Chúa sẽ đem sự giải phóng đến cho cả đất nước chúng tôi, đất nước này sẽ sống trong an bình.” – Mục sư Marcel Serubungo nói.

Theo ChristianPost
Bài vở cộng tác và góp ý xin gởi về tintuc@hoithanh.com 

Bình Luận:

You may also like