Home Chuyên Đề Cám Dỗ – Hãy Giải Quyết Thận Trọng Phần 2

Cám Dỗ – Hãy Giải Quyết Thận Trọng Phần 2

by Ban Biên Tập
30 đọc
  1. Sa vào sự cám dỗ

Chúa Giê-xu ý muốn nói gì qua cụm từ sa vào sự cám dỗ’? Chúng ta sẽ bắt đầu trả lời câu hỏi này bằng cách xem xét hai câu trả lời không đúng rất phổ biến sau đây:

  1. ‘Sa vào sự cám dỗ’ đơn giản nghĩa là ‘bị cám dỗ’. Câu trả lời này không chính xác bởi vì không có nơi nào Chúa hứa là sẽ không bị cám dỗ. Chúa Giê-xu sẽ không dạy chúng ta cầu nguyện cho điều gì đó mà Đức Chúa Trời biết rằng điều đó sẽ không xảy ra. Chúng ta có thể tránh được một số cám dỗ, nhưng không thể nào có thể tránh được hết tất cả các loại cám dỗ. ‘Sa vào chước cám dỗ’ nguy hiểm hơn rất nhiều so với cám dỗ.
  2. ‘Sa vào sự cám dỗ’ nghĩa là ‘phạm tội’. Câu trả lời này cũng không đúng bởi vì một người  có thể ‘sa vào sự cám dỗ’ nhưng không bị cám dỗ đánh bại. Giô-sép đã trải qua kinh nghiệm ‘sa vào sự cám dỗ’ (xem Sáng thế ký 39 : 6-12) nhưng Giô-sép đã thoát ra khỏi trong chiến thắng.

Trong I Ti-mô-thê Phao-lô ví ‘sa vào chước cám dỗ’ như bị vướng vào bẫy. Ý nghĩa chính của việc bị vướng vào bẫy là bạn không thể dễ dàng thoát khỏi đó. Trong I Cô-rinh-tô 10:13 Phao-lô dùng cách diễn đạt ‘không có sự cám dỗ nào quá sức anh em”. Điều này được dùng để minh họa sức mạnh của cám dỗ và mức độ khó khăn để thoát ra khỏi đó. Trong II Phi-e-rơ 2:9, Phi-e-rơ nêu bật cho chúng ta thấy sức mạnh của một số hình thức cám dỗ. Chúng ta chỉ có thể thoát ra được những loại cám dỗ như thế nhờ vào sự giúp đỡ của quyền năng trổi hơn của Đức Chúa Trời.

Từ những phân đoạn Kinh thánh này chúng ta rút ra kết luận là ‘sa vào chước cám dỗ’ nghĩa là ở một mức độ bình thường chúng ta nhận biết được sức mạnh khó cưỡng lại được của sự cám dỗ. Đôi khi sự cám dỗ giống như người bán hàng đang gõ cửa. Chúng ta có thể phớt lờ hoặc bảo nó đi chỗ khác và nó đi. Có lúc khác cám dỗ không thể giải quyết dễ dàng như vậy. Những lúc như thế cám dỗ giống như người bán hàng đã bước vào cửa. Người bán hàng chẳng những quyết tâm muốn bán được món hàng của mình mà món hàng của anh ta lại còn rất hấp dẫn nữa. Khi sự cám dỗ chỉ mới ‘gõ cửa’, thì chúng ta còn có thể phớt lờ nó. Nhưng khi sự cám dỗ đã ‘bước vào cửa’ và vào trong ‘căn phòng tấm lòng chúng ta’ thì lúc đó chúng ta đã ‘sa vào chước cám dỗ’.

Khi một người ‘sa vào chước cám dỗ’, người đó kinh nghiệm sức mạnh của sự cám dỗ từ hai nguồn

  1. Sức mạnh của satan hoạt động một cách đặc biệt từ phía bên ngoài người đó. Satan đến với sự cương quyết hơn và sức mạnh nhiều hơn bình thường để cám dỗ một người phạm tội. Đôi khi nó cám dỗ bằng cách đe dọa: ‘phạm tội hay muốn gì khác! Chối Chúa hay mất mạng’. Đôi khi nó cám dỗ bằng cách đem đến điều mà người đó mong muốn; ví dụ ‘ví bằng ngươi sấp mình trước mặt ta mà thờ lạy, thì ta sẽ cho ngươi tất cả mọi sự này’ (Ma-thi-ơ 4 : 9).
  2. Sức mạnh của tội lỗi ở trong lòng hoạt động cách đặc biệt từ bên trong. Tội lỗi ẩn chứa trong lòng có thể được ví như kẻ phản bội nằm sẵn trong lòng của mỗi người. Kẻ phản bội này liên kết với kẻ cám dỗ để cố gắng khuyến khích người bị cám dỗ khuất phục sự cám dỗ. Trong những lúc như thế Cơ đốc nhân có thể liên tục kêu cầu với Chúa xin sự giải cứu nhưng vẫn không thoát khỏi được sự cám dỗ. Sự cám dỗ tiếp tục đưa ra yêu sách. Những sự cám dỗ như vậy thường diễn ra ở một trong những hoàn cảnh sau đây:
    1. Khi satan được Chúa cho phép đặc biệt, vì lý do nào đó chỉ có Chúa mới biết (có thể trong khả năng thử thách qua cám dỗ như chúng ta đã từng đề cập trong phần trước), để đem Cơ đốc nhân ‘sa vào chước cám dỗ’. (II Sa-mu-ên 24:1, I Sử ký 21:1; Gióp 1: 12, 2:6; Lu-ca 22:31).
    2. Khi những ham muốn tội lỗi của một người gặp được điều kiện thuận lợi và có điều kiện đầy đủ để thực hiện những ham muốn đó. Đây là trường hợp của Đa-vít được ghi lại trong II Sa-mu-ên 11.

‘Giờ thử thách’

Bất cứ khi nào một trong những hoàn cảnh này xảy ra, có nghĩa là một người đang sa vào chước cám dỗ, theo như Khải huyền gọi là ‘giờ thử thách’. Vào lúc đó, sức mạnh khó cưỡng lại được của cám dỗ đạt đến đỉnh cao. Trong thời điểm này sự cám dỗ trở nên nguy hiểm nhất và có thể đánh bại được bất kỳ sự chống trả nào nếu có. Thường thì cám dỗ ít khi xảy ở  mức độ này và có thể thắng hơn được cách dễ dàng. Nhưng khi sự cám dỗ xảy ra vào ‘giờ thử thách’, thì nó có sức mạnh mới. Nếu không bởi ân điển đặc biệt của Chúa, thì sự cám dỗ sẽ thắng hơn và dẫn người đó đến chỗ phạm tội. Có thể khi còn trẻ Đa-vít đã từng gặp những sự cám dỗ về tội tà dâm hay giết người (trong trường hợp của Na-banh, xem I Sa-mu-ên 25) nhưng mãi cho đến ‘giờ thử thách’ thì những cám dỗ cụ thể này xuất hiện với sức mạnh phi thường và đã đánh bại Đa-vít (II Samuên 11).

Nếu một người không được chuẩn bị đặc biệt cho giờ thử thách, thì người đó chắc chắn sẽ sa ngã dưới loại cám dỗ này. Có hai câu hỏi nữa về  ‘giờ thử thách’ cần được xem xét.

  1. Có những phương tiện phổ biến nào được sử dụng để đem cám dỗ đến giờ của nó?
    1. Khi satan nhằm mục đích muốn làm cho một người sa vào chước cám dỗ, nó sẽ liên tục và kiên trì đem đến một sự cám dỗ cụ thể nào đó trong tâm trí. Nó tìm cách làm tâm trí của chúng ta không còn nhạy bén với sự sai trái của cám dỗ bằng cách cứ liên tục cám dỗ. Lúc đầu có thể tâm trí của chúng ta hoảng sợ trước sự cám dỗ, nhưng khi sự cám dỗ cứ diễn ra liên tục, sự hoảng sợ này sẽ yếu dần và cám dỗ có vẻ không còn kinh khủng như lúc ban đầu.
    2. Nếu một Cơ đốc nhân nhìn thấy người anh em mình sa vào tội lỗi, người đó phải phản ứng lại bằng cách ghét tội lỗi, cảm thấy đáng tiếc cho tình trạng sa ngã của người đó và cầu nguyện xin Chúa giải cứu người đó. Nếu người này không phản ứng như thế, satan sẽ dùng điểm yếu này làm bàn đạp nhằm cám dỗ người này bằng chính tội lỗi của người kia. (II Ti-mô-thê 2 : 17-18).
    3. Mức độ xấu xa của sự cám dỗ có thể bị che giấu bằng cách so sánh với những điều khác. Ví dụ, người Ga-la-ti bị cám dỗ để bỏ Tin lành hầu cho không còn phải bị bắt bớ. Mong ước này đã làm tăng thêm sức mạnh cho sự cám dỗ từ bỏ Tin lành.
    4. Làm sao chúng ta biết mình đã bước vào giờ thử thách?
      1. Một người có thể nhận ra rằng mình đang bị satan đem vào giờ thử thách khi người đó nhận thấy rằng nó đang liên tục gia tăng áp lực vào đời sống mình. Dường như satan biết rằng đây là cơ hội duy nhất nó có và bằng mọi cách nó làm cho linh hồn người đó không bao giờ yên nghỉ. Trong chiến tranh, nếu kẻ thù thắng thế hơn đối thủ của mình, họ sẽ nỗ lực gấp đôi. Cũng như vậy, khi satan làm giảm bớt quyết tâm của Cơ đốc nhân nhằm chống trả lại nó, nó sẽ sử dụng tất cả mọi sức mạnh và sự xảo quyệt để thắng hơn và thuyết phục người đó phạm tội. Bất cứ khi nào sự cám dỗ đến tư bề (bên trong và bên ngoài) nhằm làm cho ý chí chìu theo tội lỗi, thì chúng ta có thể chắc chắn rằng ‘giờ thử thách’ đã đến.
      2. Bất cứ khi nào cám dỗ kết hợp sức mạnh của sợ hãi với sức mạnh lôi cuốn, thì giờ thử thách đã đến. Sức mạnh tổng thể của cám dỗ chứa đựng trong sự liên kết của hai sức mạnh này. Thường thì chỉ một trong hai sức mạnh này cũng đủ để thuyết phục một người phạm tội. Khi chúng kết hợp với nhau thì hiếm có khi nào thất bại. Chúng ta nhìn thấy sức mạnh này hoạt động trong trường hợp Đa-vít giết U-ri. Trong đó có nỗi lo sợ U-ri sẽ trả thù vợ (chưa nói đến khả năng là U-ri trả thù Đa-vít) cùng với nỗi sợ hãi rằng tội lỗi của mình bị mọi người biết đến. Điều đó được liên kết với sự hấp dẫn của vui thú hiện tại khi Đa-vít phạm tội với Bát-sê-ba. Bất cứ khi nào một người nhận biết sức mạnh của hai thế lực này đang thuyết phục mình phạm tội, thì giờ thử thách đã đến.
      Dung bao gio roi tay khoi Chua
    5. Đừng bao giờ rời khỏi tay Chúa trong những cám dỗ mà bạn

Bây giờ chúng ta chuẩn bị để sang chủ đề mới, rất ngắn gọn, rất đáng để chúng ta quan tâm trong phần còn lại của sách này.

Để tránh bị tổn hại khi trải qua cám dỗ như vậy, Cơ đốc nhân phải học ‘thức canh và cầu nguyện’

Thức canh có nghĩa là cảnh giác, chú ý, xem xét tất cả các cách thức và phương tiện mà kẻ thù có thể sử dụng để tấn công chúng ta bằng sự cám dỗ. Điều này nói đến một sự thức canh liên tục và siêng năng đối với linh hồn mình, sử dụng tất cả các phương tiện Chúa ban cho nhằm mục đích này. Cụ thể, nó bao gồm một sự nghiên cứu trọn đời về mưu chước của kẻ thù cũng như những điểm mạnh và điểm yếu của chúng ta mà satan có thể khai thác để làm chúng ta vướng vào tội lỗi.

Cùng với tỉnh thức, chúng ta phải cầu nguyện. Đây là phương tiện mà qua đó chúng ta có thể nhận được sự giúp đỡ của Chúa để tỉnh thức như điều mình nên làm và để chống trả lại sự tấn công của satan. Tất cả công việc của đức tin nhằm giữ linh hồn của chúng ta khỏi cám dỗ được gói gọn trong hai nhiệm vụ này ‘thức canh và cầu nguyện.’

The Coming Parousia – tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like